Trong những ngày hè vừa qua, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Nếu bạn vẫn chưa biết cách giữ nước như thế nào là khoa học thì cùng SWATER tìm hiểu nhé
Đối tượng dễ mất nước
Trẻ em: có thể là tình trạng tiêu chảy, nôn ói hoặc các bệnh lý gây sốt.
Người già: theo thời gian, khả năng dự trữ dịch của cơ thể giảm dần. Đồng thời, cảm giác khát cũng không còn nhạy cảm như thời trẻ.
Người mắc các bệnh mãn tính: như đái tháo đường, các bệnh lý của thận, các bệnh lý cần sử dụng thuốc lợi tiểu, bệnh xơ nang, nghiện rượu hoặc các bệnh lý của tuyến thượng thận.
Người làm việc ngoài trời: đặc biệt trong điều kiện nắng nóng như vận động viên marathon, đua xe đạp.
Nguyên nhân mất nước
Do cung cấp không đủ nước cho cơ thể: ví dụ như không thể uống đủ nước do quá bận bịu hoặc bị ốm;không muốn uống nước do đau họng, loét miệng, bệnh lý dạ dày …
Do mất nước quá nhiều:
- Tiêu chảy hoặc nôn ói: có thể gây ra mất nước và điện giải chỉ trong thời gian ngắn. Tiêu chảy còn là nguyên nhân gây mất nước dễ dẫn tới tử vong nhất, đặc biệt ở trẻ em và người già.
- Sốt: sốt càng cao cơ thể càng nhanh mất nước.
- Đổ mồ hôi quá mức: do các hoạt động thể lực, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời.
- Tiểu nhiều: nếu ở mức độ đáng kể có thể dẫn tới mất nước.
- Bỏng: làm mạch máu tổn thương, dẫn tới dịch bị rò rỉ khỏi lòng mạch vào mô xung quanh.
Các biến chứng có thể gặp khi cơ thể mất nước
Tổn thương do nhiệt: có thể nhẹ như chuột rút cho tới nguy hiểm tính mạng như sốc nhiệt.
Các bệnh lý liên quan đến thận: tình trạng mất nước kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, hình thành sỏi thận, nặng nề nhất là suy thận.
Động kinh: mất nước dẫn tới mất và rối loạn cân bằng điện giải như natri, kali. Tình trạng này gây ra sự rối loạn trong dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào trong cơ thể. Hậu quả là các cơn co cơ không tự ý, một số trường hợp có thể mất ý thức.
Sốc giảm thể tích: là một trong những biến chứng nặng nề nhất, đe dọa tính mạng. Mất nước khiến thể tích dịch lưu thông trong lòng mạch giảm, dẫn tới huyết áp giảm. Khi đó, các cơ quan thiết yếu không đủ oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động.
Xử lý mất nước ra sao
Với trẻ nhỏ: có thể pha dung dịch tại nhà từ nước, muối và đường. Cho trẻ uống với muỗng (khoảng 5ml) từ 1 tới 5 phút tới khi trẻ không còn nhu cầu. Với trẻ không uống được hoặc trẻ rất nhỏ có thể cần truyền dịch đường tĩnh mạch.
Với người lớn: các trường hợp mất nước nhẹ tới vừa, có thể bù dịch bằng uống nhiều nước hoặc các dung dịch khác. Khi tiêu chảy, các loại nước trái cây hay nước ngọt nên hạn chế. Tránh các đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, sô-đa… Khi bù dịch qua đường uống thất bại, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để bù dịch qua đường tĩnh mạch.
Tuyệt chiêu tránh mất nước cho cơ thể vào những ngày hè nắng nóng
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày
- Thêm hương vị cho nước lọc: bạn có thể thêm một vài lát chanh, dâu tây, dưa chuột, lá bạc hà,… để tăng hương vị cho nước lọc.
- Đồ uống giải nhiệt từ tự nhiên hoặc sinh tố: các loại đồ uống mùa hè như nước dừa, nước chanh có thể giúp cơ thể giảm nóng. Những loại đồ uống này có ít carbohydrate và nhiều muối, ngăn ngừa sự mất nước.
Thêm salad vào khẩu phần ăn
Salad giúp cơ thể mát hơn và ngăn ngừa mất nước, là phương pháp phòng tránh mất nước cực hiệu quả vào những ngày nắng nóng.
Tránh uống nước quá lạnh
Nước lạnh sẽ làm hạ nhiệt trong cơ thể và làm chậm lại quá trình trao đổi chất. Cơ thể sẽ tập trung vào việc điều chỉnh nhiệt độ và nước mà quên đi quá trình tiêu hóa, gây mất nước.
Tránh uống cà phê, trà, bia rượu
Đồ uống chứa caffeine và gia tăng nhiệt của cơ thể, nó sẽ gây ra tình trạng mất nước. Cà phê và rượu bia có tác dụng lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và làm tăng nguy cơ mất nước, thiếu nước.
Lời kết
Tình trạng mất nước có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như sốc nhiệt, tụt huyết áp, hay các bệnh liên quan đến thận. Vì thế chúng ta cần cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể và có sự hiểu biết về tình trạng mất nước để có thể xử lý kịp thời.
SWATER cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.